DỊCH VỤ

THÔNG TIN HỖ TRỢ

TRA CỨU

thông tin liên hệ
Nguyễn Thị Thuận An
Giám đốc - 0916 535956

Mai Quốc Việt
- 0918 535956

Chia sẻ lên:
Báo cáo tài chính và ý nghĩa của nó

Báo cáo tài chính và ý nghĩa của nó

Mô tả chi tiết

Báo cáo tài chính và ý nghĩa của các khoản mục

Dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa

>> Dịch vụ thành lập công ty tại Biên Hòa

Ngày nay, vai trò quan trọng của kế toán càng được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết. Tất nhiên vai trò ấy cũng đặt ra những yêu cầu cần thiết với một nhân viên kế toán giỏi giang, được ban lãnh đạo và đồng nghiệp tin cậy. 

Để sử dụng hiệu quả các thông tin kế toán, người sử dụng phải hiểu được các số liệu kế toán và biết phối hợp các số liệu đó và phải hiểu các ý nghĩa của chúng. Một người ra quyết định nào đó thiếu hiểu biết về kế toán có thể không thấy được rằng sử dụng các thông tin kế toán là căn cứ ước tình nhiều hơn là vào các số liệu đo lường cẩn thận, chính xác.

Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình  tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Về hệ thống báo cáo tài chính:

1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước bao gồm:

a) Bảng cân đối tài khoản

b) Báo cáo thu, chi

c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính

d) Các báo cáo khác theo quy định tại pháp luật.

3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:

a) Bảng cân đối kế toán

b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

d) Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Theo nội dung đề tài, em xin trình bài  ý nghĩa và nội dung các chỉ tiêu về thuế, Quyết toán thuế TNDN, Bảng cân đối kế toán,  Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Các trường hợp được khấu trừ thuế và không được khấu trừ thuế GTGT.  

 

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán:

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (Mã số100= Mã số 110+ Mã số 120+ Mã số 130+ Mã số Mã số 140+ Mã số 150)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Tổng số dư Nợ của các TK 111,112 trên Sổ cái hoặc Nhật ký- Sổ cái hoặc Bảng cân đối phát sinh tài khoản

1. Tiền (Mã số 111): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 111, Tài khoản 112, Tài khoản 113.

2 . Các khoản tương đương tiền(Mã số 112): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chủ yếu vào: Dư  Nợ Tài khoản 1281 + Dự Nợ Tài khoản 1288

- Các khoản ghi vào chỉ tiêu này có kỳ hạn nhỏ hơn 3 tháng.

- Các khoản tương đương tiền có thể bao gồm: Kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng…

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ( Mã số120) = (Mã số 121+Mã số 122+ Mã số 123)

1. Đầu tư ngắn hạn (121): là tổng dư Nợ của TK 121 “Chứng khoán kinh doanh” trên Sổ cái hoặc Nhật ký- Sổ cái 

2. Dự phòng  giảm giá đầu tư ngắn hạn(*) (129): số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Là số dư Có của TK 1591 trên Sổ cái.

III. Các khoản phải thu ngắn hạn ( Mã số 130)= (Mã số 131+Mã số 132+ Mã số 138+ Mã số 139)

1.Phải thu khách hàng(131): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ TK 131 “ Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131.

2. Trả trước cho người bán (132): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ  vào tổng số dư Nợ TK 331 “ Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331.

3. Các khoản phải thu khác (138): Là tổng số dư Nợ của các TK 1388, 334, 338 trên sổ Kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338 ( Không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn)

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (139): số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2293 “ Dự phòng phải thu khó đòi” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

IV. Hàng tồn kho (Mã số140)= (mã số 141 + mã số 149): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo 

1. Hàng tồn kho (Mã số 141): tổng số dư Nợ của các TK:152,153,154,155,156,157.

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149): Số dư Có TK 1593, chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 1593)

V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)= (Mã số 151+ mã số 152 + mã số 158)

1. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 151): số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 133

2. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã số152): số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ  chi tiết TK 333.

3. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158): số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ các TK 1381, TK 142, TK TK 1388 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc trên sổ chi tiết TK 1388.

B. TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200= Mã số 210+ Mã số 220+ Mã số 240)

I. Tài sản cố định (Mã số 210)= (Mã số 211+ Mã số 212+ Mã số 213)

1. Nguyên giá (Mã số 211): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ  của TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”

2. Gía trị hao mòn lũy kế  (212): ): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các TK 2141, TK 2142 và TK 2143

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (213): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK 241 trên Sổ cái hoặc  Nhật ký- Sổ cái  hoặc bảng cân đối phát sinh tài khoản

II. Bất động sản đầu tư (Mã số 220)= (Mã số 221+ Mã số 222)

- Nguyên giá (Mã số 221): Số liệu để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217 “ Bất động sản đầu tư”

- Gía trị hao mòn lũy kế  (Mã số 222): số liệu của chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của TK 2147 trên sổ Kế toán chi tiết TK 2147 .

III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 230) = (Mã số 231+ Mã số 239)

1. Đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 231): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 221 “ Tài sản cố định hữu hình”

2 . Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) (mã số 239): là  số dư Có TK 229 

IV. Tài sản dài hạn khác (Mã số 240)= (Mã số 241+ Mã số 248+ Mã số 249)

1. Phải thu dài hạn (Mã số 241): là số dư Nợ chi tiết của các TK 131, TK 138, TK 331, TK 338 trên sổ Kế toán chi tiết các TK 131, TK 1388

2. Tài sản dài hạn khác (Mã số 248): Căn cứ vào tổng số dư Nợ TK 242, TK 244

3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 249): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của TK 2147 trên sổ Kế toán chi tiết TK 2147.

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 250= Mã số 100+ Mã số 200)

NGUỒN VỐN 

A- NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300) (300= Mã số 310+ Mã số 320)

I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310)= (Mã số 311+ Mã số 312+ Mã số 313+ Mã số 314+ Mã số 315+ Mã số 316+ Mã số 318+ Mã số 319) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh  tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.

1. Vay  ngắn hạn (Mã số 311): là số dư Có TK 𧈷, TK 315

2. Phải trả người bán (Mã số 312): là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331

3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313): Căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 được phân loại là ngắn hạn mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131  và số dư Có của TK 3387 được phân loại là ngắn hạn trên sổ kế toán chi tiết 3387

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314): là số dư Có chi tiết TK 333

5. Phải trả người lao động (Mã số 315): Là số dư có chi tiết TK 334

6. Chi phí phải trả (Mã số 316): Là số dư có chi tiết TK 335

7. Các khoản phải trả  ngắn hạn khác (Mã số 318): Là số dư có của các TK 338, TK 138 trên sổ kế toán chi tiết của các TK 338, TK 138  (Không bao gồm các TK phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư có TK 3387 đã phản ánh vào chỉ tiêu 313).

8. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 319): Là số dư có chi tiết TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352.

II. Nợ dài hạn (Mã số 320): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 01 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh.

(Mã số 320) = (Mã số 321+ Mã số 322+ Mã số 328+ Mã số 329)

1. Vay và nợ dài hạn (Mã số 321): là tổng số dư Có các TK 3411, TK 3412 và kết quả tìm được số dư Có TK 34131 (-) dư Nợ TK 34132 9(+) dư Có TK 34133 trên sổ kế toán chi tiết TK 341

2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 322): Là số dư Có TK 351

3. Phải trả phải nộp dài hạn khác (Mã số 328): Là tổng số dư Có chi tiết các TK 331,338,138,131 được phân loại là dài hạn trên sổ kế toán chi tiết và số dư có TK 3414 trên sổ chi tiết TK 341

4. Dự phòng phải trả dài hạn  (Mã số 329): Là số dư có chi tiết của TK 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400) (Mã số 400= Mã số 410+ Mã số 430)

I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) = (Mã số 411)+ (Mã số 412) +(Mã số 413)+ (Mã số 414)+ (Mã số 415)+ ( Mã số 416)

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411): là số dư Có TK 4111

2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412): Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thời điểm báo cáo của công ty cổ phần. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112 trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này có số dư Nợ thì ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong (…)

3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413): là số dư có TK 4118 trên Sổ  kế toán chi tiết TK 4118

4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414): là số dư Nợ TK 419 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ cái

5. Chênh lệch tỉ giá hối đoái (Mã số 415): Là số dư Có TK 413 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ cái

6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu ( Mã số 416): là số dư Có TK 418 trên Sổ cái

7. Lợi nhuận sau thuế  chưa phân phối (Mã số 417): là số dư Có TK 421 trên Sổ cái hoặc Nhật ký- Sổ cái. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

II. Qũy khen thưởng phúc lợi ( Mã số 430): chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc  lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư có TK 431 trên Sổ Cái

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (Mã số 440) (Mã số 440= Mã số 300+ Mã số 400)

Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu “ Tổng cộng Tài sản Mã số 250” = chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn Mã số 440”

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1. Tài sản thuê ngoài

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

4. Nợ khó đòi đã xử lý

5. Ngoại tệ các loại

6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án

 

KHẤU TRỪ THUẾ GTGT

Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.

Tất cả mọi  hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế

Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuât ngữ “nghĩa vụ thuế”).

Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.

Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán , hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và dăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT. 

Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.

Vd: Doanh nghiệp Y đầu tư xây dựng nguyên liệu và nhà máy để sản xuất chế biến tôm xuất khẩu. Doanh nghiệp tổ chức sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng,thuê gia công, giống, ao, hồ, nguyên vật liệu đầu vào khác như: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đến khâu chế biến tôm để xuất khẩu. Doanh nghiệp Y được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định và hàng hóa, dịch vụ mua vào không hình thành tài sản cố định tại tất cả các khâu sản xuất, chế biến.

- Về hóa đơn: có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào, được lập đúng quy định, đầy đủ các chỉ tiêu theo thông tư 39/2014/TT-BTC.

VD: Công ty TNHH Việt Thái Hàn mua 1.000 tấn phân Kali làm nguyên liệu sản xuất. Đơn giá: 15.000đ.  Công ty xuất hóa đơn đúng theo quy định, đầy đủ các chỉ tiêu nên công ty sẽ được khấu trừ tổng số thuế của 1.000 tấn phân là: 1.500.000đ  trên hóa đơn.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa sử dụng để cho, biếu, tặng,, khuyến mãi, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.

VD: Công ty Thiên Chánh chuyên phân phối các loại sữa Vinamil. Trong tháng 10/2016 công ty có chương trình khuyến mãi cho khách hàng như sau: khi khách hàng mua 1 thùng sữa Vinamil bịch  sẽ được tặng 2 bộ rổ và thao cao cấp.

Ngày 28/9/2016 Công ty nhập 200 bộ thao rổ của Cửa hàng nhựa Minh Tâm, với  giá bán là 25.000đ/bộ để phục vụ cho chương trình khuyến mãi tháng 10. Công ty sẽ được khấu trừ thuế cho số lượng hàng hóa trên.

KHÔNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ THUẾ GTGT

- Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT, trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là đã có thuế GTGT.

Vd: Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp Minh xuất bán hàng cho anh B, hóa đơn GTGT không ghi thuế của hàng hóa bán.  Cửa hàng áp dụng hóa đơn GTGT không theo quy định và sẽ không được khấu trừ thuế.

- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng  một trong các chỉ tiêu như: tên, địa chỉ,  mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán.

Vd: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y chuyên mua bán quạt điện công nghiệp. Ngày 01/01/2016 xuất bán 10 quạt điện cho  công ty Muto. Hóa đơn xuất bán ghi tên đơn vị bán là Công ty TNHH Y. Trong trường hợp này công ty sẽ không được khấu trừ thuế vì đã ghi sai tên đơn vị.

- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo).

Vd: Công ty TNHH Đỗ Hoàn Khánh được thành lập và đăng ký ngành nghề kinh doanh , san lấp mặt bằng, xây dựng nhà, bán vật liệu xây dựng. Nhưng khi lực lượng chức năng khám xét nơi cư ngụ và công ty của Khánh  hoàn toàn không có  kinh doanh mua bán  hàng hóa trên thực tế. Khánh thừa nhận mục đích thành lập doanh nghiệp là để mua bán hóa đơn GTGT.Công ty đã xuất bán 580 hóa đơn GTGT khống cho 87 doanh nghiệp(tổng doanh số chưa thuế gần 48 tỉ đồng, thuế GTGT gần 4,8 tỉ đồng), thu lợi bất chính trên 1,4 tỉ đồng (3% trên doanh số hóa đơn chưa thuế) để hợp thức hóa đầu vào của công ty.

- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

Vd: Ngày 03/03/2016 công ty TNHH Việt Thái Hàn có cho xuất kho 5 tấn phân  DAP, bán cho Cửa Hàng Kim Anh. Hàng hóa được vận chuyển bằng xe tải. Trên đường vận chuyển xe bị kiểm tra, tài xế xuất trình hóa đơn GTGT của số hàng hóa. Tài xế xuất trình 02 hóa đơn bán hàng. Hóa đơn GTGT ghi giá bán là 5.600.000đ/ tấn phân DAP. Nhưng công nợ khách hàng lại ghi giá bán là 6.200.000đ/ tấn phân DAP. Trong trường hợp công ty xuất bán hóa đơn giá trị hàng hóa không đúng sẽ bị phạt và không được khấu trừ thuế.

 

Thông qua báo cáo quyết toán thuế TNDN, Báo cáo kết quả SXKD, Bảng cân đối kế toán, Bảng lưu chuyển tiền tệ có thế đánh giá tình hình tài chính của một công ty, để so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Các bảng báo cáo này nằm trong Báo cáo tài chính, vì thế nắm rõ các chỉ tiêu trong các bảng báo cáo này sẽ hỗ trợ người làm kế toán trong việc làm báo cáo tài chính cho công ty, doanh nghiệp.

Từ báo cáo tài chính sẽ cho chúng ta thấy  những ghì mà công ty nợ và sở hữu, lợi nhuận và các khoản lỗ trong một khoảng thời gian nhất định và vị thế của công ty thay đổi như thế nào từ những năm báo cáo cuối cùng của họ.

BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN.

>> Dịch vụ giấy phép kinh doanh Biên Hòa

Xem thêm các sản phẩm liên quan
Hướng dẫn lập hóa đơn, chứng từ kế toán
Hướng dẫn lập hóa đơn, chứng từ kế toán
Làm lại sổ sách khi phát hiện sai sót trọng yếu
Làm lại sổ sách khi phát hiện sai sót tr...
Báo cáo tài chính và ý nghĩa của nó
Báo cáo tài chính và ý nghĩa của nó
Báo cáo thuế GTGT và ý nghĩa của các khoản mục
Báo cáo thuế GTGT và ý nghĩa của các kho...
Dịch vụ hoàn thuế trọn gói là gì?
Dịch vụ hoàn thuế trọn gói là gì?
Dịch vụ kế toán làm làm những gì?
Dịch vụ kế toán làm làm những gì?
Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân 2014
Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân 2014
Lịch nộp các báo cáo thuế năm 2016 kế toán cần biết.
Lịch nộp các báo cáo thuế năm 2016 kế to...
Xử lý nghiệp vụ kế toán
Xử lý nghiệp vụ kế toán
Tư vấn chính sách về thuế
Tư vấn chính sách về thuế
Dịch Vụ Kế Toán Chuyên Nghiệp Đồng Nai
Dịch Vụ Kế Toán Chuyên Nghiệp Đồng Nai
CÔNG TY DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆP
CÔNG TY DỊCH VỤ KẾ TOÁN CHUYÊN NGHIỆ...