HƯỚNG DẪN LẬP HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
>> Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Long Thành
1. Lập hóa đơn, chứng từ
Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù.
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
Thời điểm lập hóa đơn: Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định.
Trường hợp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị dưới 100.000 đ mỗi lần thu tiền nếu người mua không yêu cầu lập và giao hóa đơn thì không bắt buộc phải lập hóa đơn. Nếu người mua hàng yêu cầu giao hóa đơn thì người bán vẫn phải lập và giao hóa đơn theo đúng quy định. Hàng hóa bán lẻ cho người tiêu dùng có giá trị dưới mức quy định tuy không phải lập hóa đơn nhưng phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo quy định. Cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ bảng kê bán lẻ để lập hóa đơn làm căn cứ tính thuế.
Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng tiền từ Ngân sách nhà nước, các đơn vị thực hiện dự án và các khoản chi khác, cần phải hạch toán kế toán thì khi mua hàng hóa có giá trị dưới mức quy định không bắt buộc phải lập hóa đơn vẫn phải yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn theo đúng quy định để làm cơ sở kê khai tính thuế, thanh toán tiền theo quy định.
Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo thanh quyết toán sử dụng hóa đơn và nộp lại toàn bộ số hóa đơn chưa sử dụng cho cơ quan thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động.
2. Mức Phạt
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điều 12,13,14,15,16 của Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính Phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo qu định tại điều nêu trên nếu làm thất thoát tiền thuế của Ngân sách nhà nước thì:
- Bị truy thu đủ số thuế trốn
- Bị xử phạt về thuế theo quy định tại các luật thuế (từ 1 đến 3 lần số thuế trốn). Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo: www.tuvanketoankiemtoan.com